Cách nuôi tép cảnh đen Black Tiger, viên kim cương đen

Tép cảnh đen Black Tiger còn có nhiều tên gọi khác như Tép Tiger Đen-Tép Kim Cương Đen-Caridina Cantonensis sp. Black Tiger

Tép Tiger đen (Black Tiger Shrimp) là 1 trong những dạng đột biến hiếm gặp của tép Tiger, nó được lai tạo và chọn lọc qua những con tép Tiger xanh (Blue Tiger Shrimp) với màu sắc tối hơn (ngả dần về đen) tép có hạng cao là tép có màu đen hẳn. Phân hạng của tép được đánh giá qua màu đen đồng đều của cơ thể và màu mắt, hạng thấp thường có màu đen nhạt hơn so với hạng cao và những cá thể Tiger đen mắt cam (Orange Eyes Black Tiger Shrimp) có giá cao hơn so với mắt đen.

Cách nuôi tép cảnh đen Black Tiger

Đặc điểm của tép và cách nuôi tép:

Tên khoa học: Caridina cantonensis sp.Black Tiger

Tên thường gọi: Tép Black Tiger, tép Tiger đen, Black Diamond Shrimp, Tép Kim Cương đen, Tép Tiger đen mắt cam, Cọp đen mắt cam, Orange Eyes Black Tiger Shrimp

Xuất xứ: Trung Quốc

Độ pH thích hợp: 6,8-7,2

Nhiệt độ nuôi tối ưu: 17-23° C

Chỉ số TDS thích hợp: 80-200

Độ KH thích hợp: 0-8

GH (độ cứng của nước): 6-10

Chiều dài tối đa: 2,5 – 3,8cm

Khả năng sinh sản của tép: Thấp

Cách nuôi tép cảnh đen Black Tiger

Nuôi dưỡng tép trong bể thủy sinh: Tép Cọp Đen hay Black Tiger (Caridinacantonensis sp.Black Tiger) được coi là một biến thể màu sắc hiếm của tép Tiger nhất là giống mắt cam, do đó ngoài điều kiện nuôi và chăm sóc giống tép Tiger nhưng khắt khe hơn trong môi trường nuôi, yêu cầu đảm bảo môi trường nước sạch và giàu Oxi hòa tan, Nhiệt độ nuôi tối ưu ổn định để tép phát triển và sinh sản tốt…

Ngoài việc để tép tự kiếm thức ăn trong bể là các loại rêu tảo, mảng protein sinh học, mảnh vụn hữu cơ thì các bạn có thể cho tép ăn thêm vài lát hoa quả, lá khô, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh và các loại thức ăn dành cho tép cảnh.

Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/cach-nuoi-tep-canh-den-black-tiger-vien-kim-cuong-den.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng hẹ nước trong hồ thủy sinh

Cách làm một nền Minifiss đẹp cho hồ thủy sinh