Cá Chuột Thái, cá cảnh đẹp cho bể cá cảnh

Cá Chuột Thái

Cá chuột thái còn có tên gọi khác là Labeo vây đỏ, Vây đỏ đuôi đỏ, Nút, Vệ sinh; Tên khoa học: Epalzeorhynchos frenatum (Fowler, 1934); Tên Tiếng Anh: Rainbow sharkminnow; Tên Tiếng Việt: Chuột Thái

Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép) - Họ: Cyprinidae (họ cá chép) -Tên tiếng Anh khác: Green fringelip labeo; Redfin shark - Tên đồng danh: Labeo frenatus Fowler, 1934; Epalzeorhynchos frenatus (Fowler, 1934)

Cá Chuột Thái

Cách nuôi cá chuột thái

Đặc tính của cá chuột thái: Cá chuột thái khi trưởng thành đạt chiều dài 15 cm, tầng nước ở của cá là tầng đáy và giữa

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật từ tảo bám, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật cho đến giáp xác, côn trùng, trùng chỉ. Cá cũng ăn thức ăn viên và thức ăn thừa ở đáy bể.

Thông số nước thích hợp: Nhiệt độ nước (C): 24 – 27, Độ cứng nước (dH): 5 – 12, Độ pH: 6,5 – 7,5

Sinh sản: Khó sinh sản trong bể nuôi cá cảnh. Cá đẻ trứng dính, sinh sản nhân tạo có sử dụng hormone.

Cá chuột thái là loài cá cảnh đẹp nuôi rất tốt trong bể thủy sinh.

Thiết kế bể nuôi cá chuột thái:

Chiều dài bể: 100 – 120 cm

Thể tích bể nuôi (L): 200 (L)

Thiết kế bể: Cá lên màu nổi bật khi nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh. Bể cần bố trí nhiều nơi ẩn nấp vì cá thường gây hấn để tranh giành lãnh địa với cá cùng loài. Tuy nhiên cá khá thân thiện trong bể nuôi chung với các loài cá hồ rong khác. Cá ưa nút trên đáy, thành bể và cây thủy sinh.

Chăm sóc: Bể nuôi cá cần sục khí và lọc nước thường xuyên vì cá sống ở vùng nước chảy giàu ôxy.

Cá Chuột Thái


Tổng hợp lại bởi: Tư Vấn Chăm Sóc Cá Cảnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách nuôi tép cảnh đen Black Tiger, viên kim cương đen

Cách trồng hẹ nước trong hồ thủy sinh

Cách làm một nền Minifiss đẹp cho hồ thủy sinh